Bước tới nội dung

Đỗ Thập Nương nộ trầm bách bảo tương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đỗ Thập Nương nộ trầm bách bảo tương
杜十娘怒沉百寶箱
Họa bản thuyền Lý Đỗ neo ở bến Tô Châu gặp Tôn Phúc.
Thông tin sách
Tác giảPhùng Mộng Long
Quốc giaĐại Minh
Ngôn ngữHán văn
Bộ sách1
Thể loạiThoại bản
Ngày phát hành1624
Kiểu sáchIn (bìa mềm)
Bản tiếng Việt
Người dịchPhan Hồng Trung

Đỗ Thập Nương nộ trầm bách bảo tương[1] (chữ Hán: 杜十娘怒沉百寶箱) là nhan đề thoại bản thứ 32 trong tập Cảnh thế thông ngôn của tác giả Phùng Mộng Long[2], được chuyển thể thành hội họa, hí kịch, điện ảnh nhiều lần[3]. Kể từ năm 2004, tác phẩm này được đưa vào chương trình giáo khoa trung học tại Hoa lục[4].

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Đỗ Thập Nương nguyên là một cô chiêu. Không may thay, vào năm nàng lên 10 tuổi thì cha phải chịu án vì nhận hối lộ. Khi cha vừa mất trong ngục, Thập Nương bị người ta bán vào thanh lâu rồi trở thành gái mại dâm. Nhờ tài ăn nói, đàn ca thi vũ đều xuất chúng nên Đỗ Thập Nương sớm nổi danh khắp kinh kỳ.

Ngày nọ, Đỗ Thập Nương gặp một sĩ tử người Chiết Giang tên Lý Giáp trẩy kinh ứng thí, vậy là họ mê nhau và sống với nhau như vợ chồng ngay trong kỹ viện. Hay tin con trai mình sống lang chạ với gái mại dâm, cha mẹ chàng Lý rất không vừa ý, họ đòi từ mặt và tước quyền thừa kế gia sản, nhưng chàng không đổi lòng.

Sau 7 năm hành nghề buôn hương bán phấn, Đỗ Thập Nương tính tụ được một tài sản lớn. Nàng bàn với tình quân chuộc thân với giá 300 lạng bạc, họ rời kinh sư trên một chiếc thuyền nhỏ, hằng mong về bản quán của chàng Lý sống viên mãn trọn đời.

Ngờ đâu Lý Giáp chỉ vì nghe lời xúi giục của công tử Tôn Phúc mà vô tình biến thành kẻ buôn người. Khi thuyền neo ở bến Tô Châu chờ chàng Lý về tạ lỗi với song thân và xin cho thừa nhận Đỗ Thập Nương, Tôn Phúc đi qua thấy Thập Nương thì thốt nhiên mê đắm. Y dúi vào tay Lý Giáp 100 nén vàng để chàng về nhà hòng chiếm đoạt Đỗ Thập Nương.

Biết được cuộc giao kèo của đôi bên, Đỗ Thập Nương buồn rầu héo ruột gan. Nàng điểm trang thật lộng lẫy, lại mở cái rương đầy tiền vàng châu báu ra nói hết sự tình cho chàng Lý, rồi quẳng rương đi và nhảy xuống sông tự tử.

Chuyển thể[sửa | sửa mã nguồn]

Thoại kịch[sửa | sửa mã nguồn]

Điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Chanteurs, conteurs, bateleurs: littérature orale et spectacles... - Page 39 Jacques Pimpaneau - 1978 "Le même thème se retrouve dans une pièce du théâtre des Ming, la Cassette aux cent trésors de Xu Yanshen et dans beaucoup d'opéras locaux. La courtisane Du Shi-niang est tombée amoureuse d'un lettré, Li Jia, et après s'être rachetée"
  2. ^ 冯梦龙 (1994). 《警世通言》. 北京: 人民文学出版社. ISBN 9787020007301.
  3. ^ The Columbia Anthology of Chinese Folk and Popular Literature - Page 315 Victor H. Mair, Mark Bender - 2011 "In the original story, Du Shiniang (which means "tenth daughter," or, as translated into Italian here, Decima) is a girl sold into a... The story has been adapted into many local styles of opera and storytelling, including a famous "opening ballad"..."
  4. ^ 付振华 (2007). “高中语文教材对《杜十娘怒沉百宝箱》的删改”. 《语文建设》 (4). doi:10.3969/j.issn.1001-8476.2007.04.018.
  5. ^ 刁向远. “廖静秋与"杜十娘". 重庆历史名人馆. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2013.
  6. ^ “凭借《杜十娘》走红 潘虹:"我是长影的孩子". 人民日报海外版. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2013.
  7. ^ “花魁杜十娘 (2003)”. 腾讯娱乐. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2013.